Ngày Xuân Đi Đá “Gà Mìn”
Từ lúc còn là đứa trẻ, Thao đã mê gà đá. Thao được trời cho tay nuôi thần kê. Lang thang khắp cõi Nam Kỳ lục tỉnh, Thao lặn lội săn những "bổn gà" lừng danh. Chưa đầy hai mươi tuổi, tiếng "thầy gà" của Thao đã lan tỏa khắp miền Nam. Ngay cả gà tử mị, một trong tứ đại thần kê, Thao cũng đã từng sở hữu một con.
Thao xuất trận, lúc nào cũng thắng. Sao không thắng được, khi chỉ liếc sơ một con gà đá, Thao có thể phán như đúng rồi về gốc gác lẫn khả năng chinh chiến, trăm lần không sai một.
Những tay giàu có ở Chợ Lớn ôm gà đi đá những trận khủng thắng thua cả trăm cây vàng, luôn thuê Thao đi theo lược trận. Có ngày Thao kiếm cả chục cây vàng. Đến nỗi, Thao nhẵn mặt các trường gà và gần như bị ế, không ai dám thả gà ra chiến với gà của Thao, hoặc phe có Thao hiện diện.
Một ngày đẹp trời, sau ngày thống nhất đất nước, có một giang hồ trẻ trâu đến tìm, nhờ Thao nhìn giúp một bổn gà ác chiến. Từ tiếng gáy đến vảy huyền châm, tất tần tật đều gần đạt mức linh kê... Nhưng lúc ấy, giang hồ lưu manh các kiểu bị thu gom, ai dám tổ chức đá gà ăn tiền?
Bằng mối quan hệ thuở nào, Thao gõ cửa từng chiến hữu. Kẻ ở quê nhà, người lề đường bán trà đá, gom góp chút tiền còm theo "thầy" kiếm ăn.
Địa điểm tổ chức đá gà là khu rừng tràm gần doanh trại Quân Đoàn 4, bây giờ là khu công nghiệp Sóng Thần, với chưa đầy ba chục kẻ máu mê. Gà phe đối thủ được Thao "ghé mắt liếc qua", cũng thuộc bổn gà dữ, nhưng rõ là thua con linh kê của gã giang hồ trẻ trâu nhiều.
Thế là theo kinh nghiệm của "thầy", cả bọn xuống sạch tay cho cuộc chiến. Nào ngờ, vừa thả xuống, con linh kê run bây bẩy. Vừa nghe con gà phe đối phương gáy một tràng, như mới tập gáy... chú linh kê lủi đầu bỏ chạy. Cả bọn thua sạch, quay qua tìm thì Thao đã lủi mất.
Trốn biệt cả tuần lễ vì sợ chiến hữu tìm hỏi tội, Thao cũng ức. Tìm được gã giang hồ trẻ trâu tận miệt ruộng Bình Chánh, Thao vỡ lẽ. "Thầy gà" thật nhưng vướng cựa Gà Mìn thì "thầy" cũng chết!
Trở lại chuyện Quý "gara" rủ tôi đi đá Gà MìnSáng hôm sau, tôi lận túi hơn chục triệu cùng Quý đi tới trường gà. Trường gà được bố trí giữa rừng cao su nông trường Quản Lợi.
Địa điểm được rỉ tai truyền miệng chỉ trước đó vài giờ đồng hồ, ấy vậy mà khi đến nơi, đã chật ních người. Quý bỏ nhỏ:
Cũng hệt như mọi trận đá gà khác, trọng tài kiểm soát từng con, từng bộ cựa thép nhọn lễu. Trường gà càng lúc càng sôi nổi, tiền ăn thua lên đến cả trăm triệu đồng. Đến độ gà thứ 4, Quý đến gần khẽ chạm vào vai tôi: .
Tôi không khỏi ngỡ ngàng vì sự chênh lệch của 2 chú gà chiến. Chú gà chột thuộc vào lọai bất bại từ Bình Dương lên đến Lộc Ninh, từ Đồng Nai qua tận Đắk Nông - Đắk Lắk. Trong khi con gà Quý dặn tôi bắt hết tay là một chú gà tre vô danh, nhìn dáng vẻ "tệ hơn vợ thằng Đậu". Nhưng rồi nghe Quý, tôi bèn xuống tay sạch túi...
Vào cuộc, quả là thót tim khi thấy gà phe ta chạy dài. Tiếng ồn ào chợt ngừng lại khi chú gà tre
mắc nước phản công. Chỉ một cú đá thốc, cựa xuyên tâm, chú gà bất bại kia ngã xuống giãy đành đạch... Thắng!
Xác chú gà chết ngay lập tức đuợc Quý gạ mua với giá rẻ hơn gà thịt. Trong cuộc nhậu khao chiến thắng, Quý cười nói oang oang:
Đá gà có tự bao giờ khó khẳng định. Nhưng Gà Mìn thì xuất phát từ Đình Bình Thiền - Biên Hòa. Út Lai, Tám Mộng... e là người khởi xướng cách đá Gà Mìn đầu tiên ở Biên Hòa trước khi lan tỏa xuống Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ. Và dường như là sau Tết Mậu Thân 1968 vài tháng...
Là trùm giang hồ Dốc Sỏi, Út Lai bảo kê cho các kiểu cờ bạc Tám Mộng tổ chức, tất nhiên có cả trường gà. Cũng thua sạch với thú đá gà, Út Lai không cam tâm. Một đệ tử hiến kế, Út Lai áp dụng thử.
Bộ cựa gà thoa nọc rắn được o bế kỹ và đưa vào sử dụng. Trận đấu kết thúc nhanh chóng khi gà đối phương dính cựa. Chỉ trong vài giây, chú gà ngã lăn mồng tím tái. Không khó để nhận ra màu xanh biếc của nọc rắn trên cựa thép của gà Út Lai.
Với Út Lai, xử lý đơn giản. Gã móc quả lựu đạn M26, rút chốt, tên đàn em thì phanh áo để lộ quả mìn claymor buộc trước ngực với con cóc bấm kích hỏa lăm lăm trên tay, buộc kẻ thua phải chung độ và "xem như mù màu" không thấy màu sắc khác thường trên bộ cựa con gà! Sau trận gà khác thường với quả mìn claymor tham gia, hai chữ Gà Mìn ra đời!
Thủ thuật tẩm nọc rắn vào cựa bắt đầu lan tỏa xuống Sài Gòn. Để đối phó, khi kiểm tra cựa các trọng tài thường dùng rượu trắng để lau nên nọc rắn khó tồn tại. Gà Mìn nhanh chóng biến mất khỏi đời sống dân đá gà miền Nam sau năm 1975.
Nhưng khi đã có việc áp dụng thủ thuật vào bất kỳ môn cờ bạc nào thì cải tiến là chuyện đương nhiên. Sau đó, hàng lọat trò mới được phát minh cho môn Gà Mìn.
Đầu tiên là chích thuốc kích thích cho gà. Chicornal, Maxiton... được áp dụng. Quả là tài tình khi con gà nặng có non ký, phải tính toán trọng lượng sao cho vừa mũi chích, chẳng thua gì bác sĩ thú y! Tất nhiên, thỉnh thoảng cũng có tình trạng con gà vừa rời tay chạy như điên rồi lăn quay ra "ngỏm" hoặc lặc lè như tên ngáo đá...
Hoặc gặp chú gà đối phương thuộc vào loại võ sĩ thượng thừa, chẳng ngán gì tên say rượu cho Gà Mìn nằm chỉ sau một phát cựa. Hàng lọat thuốc dân gian khác cũng được sử dụng nhưng cùng một mục đích: gà nhìn rất sung, rất hùng dũng nhưng khi vào cuộc, nói theo kiểu dân gian: . Và như thế cũng không ổn...
Để có Gà Mìn, các "nhân sĩ" của giới cờ bạc bắt đầu mày mò nghiên cứu. Cái khó nằm ở chỗ phải qua mặt được các tay máu mê đá gà mà ai cũng tiêu tốn cả cuộc đời và sản nghiệp cho cặp cựa gà tre.
Cuối cùng một phương pháp được tìm ra và được sử dụng đến mãi bây giờ. Có thể nói rằng đây là phương pháp tối ưu vì không thể phát hiện tuy sau đó biết rõ mười mươi. Chỉ có một trở ngại duy nhất: quá đỗi công phu và rất tốn thời gian cho chỉ một trận.
Vì vậy, với những độ gà từ trung bình trở xuống vào khoảng dưới trăm triệu, chẳng ai dại gì tung ra chú Gà Mìn kiểu này.
Gà chung bầy thường sẽ có một con chế áp những con khác. Do vảy, do thần hay do đầu đàn, không rõ, nhưng tất cả những con khác nhốt chung đều sợ con gà này. Thế là chú gà được tách riêng, được dùng đủ thủ thuật để ép trở thành "gà mắc nước".
Đó chỉ là loại gà "bể" không thể dùng đi đá độ. Gặp bất kỳ gà nào, với chỉ vài cú đá đạp cắn mổ, thậm chí vừa nghe gà đối phương gáy, chú quay đầu bỏ chạy. Trong khi đó, với bổn gà dữ, các con còn lại đều xuất chuồng và tạo ra một bề dày chinh chiến với thành tích đáng nể.
Vào độ hết sức quan trọng, trước đó cần cho đối phương nhìn thấy gà mắc nước tệ cỡ nào, phải có một loạt trận giới thiệu. Khi ngấm thuốc, xuống tiền... cả bọn mồi chài cho cả hai phe.
Gặp cùng bầy, địa vị cũ được khẳng định, chú gà vốn chinh chiến chẳng ra gì chợt trở nên hùng dũng khi gặp "người quen". Và chú gà mang danh bất bại lập tức cum cúp bỏ chạy chỉ sau và cái đập cánh, gáy te te của chú gà mắc nước!
Tuy nhiên, cũng có một số trận do trí nhớ quá kém của địch, chú gà mắc nước bại trận, trở thành... món nhậu. Còn phe đá Gà Mìn theo kiểu này, ngồi chép miệng nhìn tài sản đội nón ra đi. Chuyện như thế, cũng ít khi xảy ra, nhưng cũng đã từng trở thành giai thọai...
Thay cho lời kết, là một câu hỏi: Bạn đã biết gì về Gà Mìn chưa? Nếu chưa, chỉ nên đi nhậu với gà luộc, gà nướng... chớ nghĩ đến việc Đi Đá Gà! Thao "thầy gà" được nhắc đến, thực ra chết cũng do Gà Mìn...
Theo Song Hà
(Tuổi Trẻ & Đời Sống)