Xã Nông Thôn Mới Mỹ Long Nam (Trà Vinh)
(Mard-29/6/2011): Mỹ Long Nam - Xã anh hùng, trong chiến tranh là vùng căn cứ cách mạng, chịu nhiều mất mát trong chiến tranh. Sau ngày miền Nam giải phóng, Mỹ Long Nam được liệt vào danh sách xã cực nghèo nhất, nhì của tỉnh, cơ sở hạ tầng kém, kinh tế-xã hội chậm phát triển, người dân phải được trợ cấp thường xuyên; là xã ven biển có chiều dài bờ biển 7 km, nằm về phía Đông Nam của huyện Cầu Ngang, cách thị trấn Cầu Ngang 15 km, dọc theo hương lộ 23 nối liền hương lộ 19 và Quốc lộ 53.
Diện tích tự nhiên của xã 3.711,22 ha, xã được chia làm 5 ấp (ấp Nhất, ấp Nhì, ấp Ba, ấp Tư và ấp Năm). Toàn xã có 1.533 hộ với 6.243 nhân khẩu, dân tộc Khmer chiếm 4%. Tổng số người trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số của xã. Đời sống người dân trong xã này chủ yếu là sản xuất lúa, năng suất bắp bênh, thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng .... triệu đồng/năm. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã còn nhiều thấp kém, chưa đồng bộ, điều kiện, cơ hội phát triển gặp nhiều khó khăn...Vì vậy, Mỹ Long Nam được Trung ương chọn làm 01/11 mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới trong cả nước. Nhờ đó, sau hai năm Mỹ Long Nam khoát lên mình bộ áo hoàn toàn mới...!
Theo Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, qua kết đạt được so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới (NTM), đến nay (6/2011) mô hình thí điểm nông thôn mới xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang) đạt được 11/19 tiêu chí, bao gồm: (1) Quy hoạch; (2) Bưu điện; (3) T hu nhập; (4) Hình thức tổ chức sản xuất; (5) Giáo dục; (6) Y tế; (7) Văn hoá; (8) Hệ thống CT-XH vững mạnh; (9) An ninh, trật tư xã hội; (10) Hộ nghèo; (11) Điện; trong đó, hoàn thành; theo kế hoạch cuối năm 2011 mô hình nông thôn mới Mỹ Long Nam sẽ đạt 17/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Tiêu chí Xây dựng cơ sở hạ tầng đạt được khoảng 80% so với Bộ tiêu chí quốc gia; Thủy lợi, đạt được là 85%; Điện đạt được 100%; Tr ường học, đạt được 90%; Cơ sở vật chất văn hóa, đạt 60%; Chợ nông thôn, đạt 60%; Bưu điện, đạt 100%; Trụ sở xã, đạt 30%; Xóa nhà tạm bợ đến cuối năm 2011, đạt 95%; Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đạt 99%, số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh đạt 50,36% tổng số hộ của toàn xã, mức độ đạt được khoảng 70%. Nhìn chung, trong nhóm tiêu chí xây dựng cơ sở hạ tầng có 2 tiêu chí đạt 100%, (tiêu chí về Bưu điện và Điện), còn l̐ 1;i 6 tiêu chí khác đều đạt từ 60 - 95% so với Bộ tiêu chí quốc gia; về tiêu chí phát triển sản xuất và tổ chức sản xuất: gần 2 năm qua, giá trị sản xuất tăng từ 12-15%/năm nên đời sống của người dân cũng nâng lên đáng kể; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 89 triệu đồng/ha, 397 triệu đồng/ha đối với đất nuôi trồng thủy sản; thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2010 đạt 20 triệu đồng/năm, gấp 1,8 lần so với bình quân toàn tỉnh; Tiêu chí văn hóa - xã h 897;i và môi trường: đã đào tạo nghề cho 680 lao động nông thôn; tập trung triển khai công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân; triển khai thực hiện đề án xây dựng xã văn hóa, tổ chức vận động tuyên truyền cho người dân tham gia xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rất tích cực; các công trình nước sạch, hố xí hợp vệ sinh gia đình đang đạt trên 50% kế hoạch; đầu tư trồng rừng phòng hộ nhằm cải tạo môi trường sinh thái thuận lợi cho các lo 4;i sinh vật sinh trưởng và phát triển; Tiêu chí hệ thống chính trị và an ninh trật tự:
Hệ thống chính trị của xã hoàn thiện về tổ chức, các công việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ổn định, cuối năm 2010 xã được công nhận là xã trong sạch vững mạnh về hệ thống chính trị; tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn tương đối ổn định, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân được thực hiện thường xuyên, góp phần n 6;ng cao nhận thức của người dân về công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các loại tội phạm.
Theo ông Nguyễn Văn Bền - Phó Chủ tịch , Kiêm Trưởng Ban Quản lý mô hình xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang) phấn khởi, cho biết: Đây là mô hình được Ban Bí thư Trung ương chọn 01/11 mô hình thí điểm của cả nước, nên xã tập trung quyết liệt trong công tác triển khai cũng như tuyên truyền nhận thức trong cán bộ đảng viên và nhân dân địa phương, nhờ đ 243; chỉ tính đến cuối năm 2010 toàn xã có 210 đảng viên và 200 hộ dân hưởng ứng và hiến trên 1,6 ha đất để xây dựng công trình thủy lợi, làm đường giao thông liên ấp.... ước giá trị hơn 1,8 tỷ đồng. Điển hình như ông Lê Văn Tề - Bí thư Chi bộ ấp Ba, xã Mỹ Long Nam, đảng viên hiến gần 1.000 m2 để làm đường giao thông liên ấp, không dấu được niềm vui, ông nói: được Nhà nước chọn xã làm mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới cho cả nư̕ 9;c, không riêng tôi mà bà con nơi đây mừng lắm, hiến đất làm đường nhằm phục vụ cho việc đi lại và xây dựng các công trình phục vụ sản xuất thuận lợi hơn, nên hầu hết ai cũng sẳn long. Điều tâm đắc hơn là hộ ông Trần Văn Xuyên - ở ấp Năm, xã Mỹ Long Nam tình nguyện hiến 50 m2 đất và 50 triệu đồng để xây dựng đường giao thông nông thôn, ông Xuyên phấn chấn nói: "Đảng, Nhà nước đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tạo đi ều kiện cho mình sản xuất ngày càng hiệu quả, cuộc sống ngày càng được cải thiện đáng kể, nhà cửa mình ngày càng khang trang .... Nên tui rất vui vì đã đóng góp một phần nhỏ chung tay xây dựng quê hương".
Ông Nguyễn Văn Syl - Phó Bí thu Đảng ủy xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang) phấn khởi, chia vui: "Từ khi khởi động mô hình xây dựng nông thôn mới án đến nay, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương tăng trưởng đáng kể, nhịp độ kinh tế tăng trưởng 19 - 20% (trong đ 43;: nông nghiệp tăng 10%, ngư nghiệp 18%, xây dựng 22%, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ 13%, thu nhập đầu người bình quân 33 triệu đồng/người/năm...nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai mô hình nông thôn mới hàn thành đúng tiến độ.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bền - Phó Chủ tịch , Kiêm Trưởng Ban Quản lý mô hình xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang), cho biết thêm: mặc dù Ban quản lý mô hình và lãnh đạo địa phương có nhiều cố gắng, phối hợp các ngành, đoàn thể và tuyên truyền vận động trong nhân dân, nhưng qua rà soát, kiểm tra lại 19 tiêu chí của quốc gia thì khả năng đến cuối năm 2011 đạt 17/19 tiêu chí; còn lại 02 tiêu khí không khả năng đạt được đó là: tiêu chí 3 (hệ thống thủy lợi) và tiêu chí 12 (cơ cấu lao động theo qui định chỉ còn dưới 35% lao động trong khu vực nông thôn).
Ông Lư Phước Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, cho rằng: Chương trình xây dựng nông thôn mới là một Chương trình lớn và khá mới mẻ nên đội ngũ cán bộ xã, huyện và cả ở tỉnh vẫn chưa tiếp thu, nắm vững các chủ trương theo chương trình quy định; năng lực cán bộ xã còn nhiều hạn chế nên tiến độ thực hiện chậm so với yêu cầu. Ông Hiệp cho biết thêm, từ mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang), tỉnh đã đút kết được kinh nghiệm như: tăng c ường công tác vận động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp và nhân dân trong xã, nhất là phân công cán bộ, đảng viên theo dõi, hướng dẫn quần chúng nhân dân và đảng viên phải gương mẫu làm trước; các cấp ủy đảng cần xây dựng nghị quyết riêng về lĩnh vực nông thôn mới để triển khai quán triệt sâu rộng và có sự thống nhất trong nội bộ. Bên cạnh đó, phải nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ cấp xã, ấp để triển khai thực hiện đạt hiệu quả; phát động và có các bảng đăng ký, cam kết hoàn thành các tiêu chí ở từng các cơ quan, đoàn thể xã, ấp và từng hộ dân; phát huy cơ sở vật chất đã có, nâng cấp, cải tạo thêm để đạt các tiêu chí theo quy định để giảm chi phí đầu tư; huy động tối đa và phù hợp nội lực của cộng đồng địa phương để xây dựng nông thôn mới, việc quản lý sử dụng các nguồn vốn cần phải công khai, minh bạch trước cộn g đồng. Trong xây dựng cơ bản cần chọn thứ tự ưu tiên đầu tư: các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện...
Ông Lê Huy Ngọ - Thành viên Ban Chỉ đạo chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới Trung ương, đánh giá: "Xã Mỹ Long Nam làm tốt công tác quy hoạch gắn với đầu tư và tổ chức lại sản xuất; là địa phương thực hiện có hiệu quả trong chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thu& #7853;t đến nông dân nên tác động lớn vào hiệu quả sản xuất. Ông Lê Huy Ngọ chỉ đạo Đảng ủy, UBND xã Mỹ Long Nam tiếp tục phân công cán bộ, đảng viên gương mẫu trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời hướng dẫn các hộ dân trong xây dựng mô hình này để từ nay đến cuối năm 2011 Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Mỹ Long Nam quyết tâm tạo dựng vóc dáng xã nông thôn mới để nhân rộng mô hình cho các địa phương khác.
Theo ông Lư Phước Hiệp, Phó Gi& #225;m đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Trà Vinh, cho biết: "Phát huy những kết quả đạt được từ mô hình thí điểm của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Long Nam (Cầu Ngang). Tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2024. Kết qu̐ 3; rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn mới qua bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới của 85 xã trên địa bàn tỉnh, thì bình quân mỗi xã đạt 4,4 tiêu chí theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Tuy nhiên, theo nhận định của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh: Dù nhiều tiêu chí theo Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các xã trong huyện của tỉnh đã và đang tiếp tục củng cố, xây dựng trên những nền tảng cơ bản nhưng cơ sở hạ tầng của nhi 7873;u xã còn nhiều thấp kém, chưa đồng bộ, điều kiện, cơ hội phát triển gặp nhiều khó khăn... là trở ngại không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, năm 2011 Trà Vinh tiếp tục iển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 17 xã ưu tiên và mỗi xã đảm bảo đạt thêm từ 02-03 tiêu chí/năm, bao gồm: xã Kim Hòa, Hiệp Mỹ Đông (Cầu Ngang); xã Tân Sơn, Đại An (Trà Cú); xã Dân Thành, Long Hữu (Duyên Hải); xã Hưng Mỹ, Hòa Minh (Châu Thành); xã Ch& #226;u Điền, Ninh Thới, An Phú Tân (Cầu Kè); xã Phú Cần, Tập Ngãi, Hiếu Trung (Tiểu Cần); xã An Trường, Nhị Long Phú (Càng Long); xã Long Đức (Tp. Trà Vinh)"
Để cơ bản giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong XD NTM, ngoài việc nỗ lực lớn của các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể xã, phường, thị trấn, huyện, Ban Chỉ đạo tỉnh Trà Vinh, kiến nghị:"Trà Vinh là tỉnh nghèo, xuất phát điểm còn rất thấp, bình quân mỗi xã chỉ đạt khoảng 04/19 tiêu chí, kinh phí đầu tư cho Chương trình n 244;ng thôn mới còn rất hạn chế. Vì vậy, đề nghị BCĐ TW làm việc với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung vốn đầu tư phát triển thuộc Chương trình MTQG XD NTM cho tỉnh; Đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại 2 tiêu chí chưa phù hợp với điều kiện của khu vực đồng bằng sông Cửu Long: (1) Tiêu chí thủy lợi bỏ tiểu mục 2 tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa đạt 45%; (2) Tiêu chí về cơ cấu lao động: quy định tỷ lệ lao động trong 3;ộ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, bgư nghiệp dưới 35% đề nghị tăng lên 60%; Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư liên tịch Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2024. Đồng thời, quy định rõ mức phụ cấp cho các cán bộ tham gia BCĐ tỉnh, Văn phòng điều phối Chương trình mũ tiêu quốc gia x 26;y dựng nông thôn mới các cấp.
Với những kết quả đạt được từ mô hình thí điểm của Trung ương được thực hiện tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang. Hy vọng rằng, tỉnh Trà Vinh sẽ phát huy lợi thế của mô hình và sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ ngành và của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho Trà Vinh phấn đấu đến năm 2024 sẽ đạt được 20% xã nông thôn mới theo Nghị quyết của Tỉnh ủy Trà Vinh nhiệm kỳ 2011 - 2024.