Trùng Huyết Hay Gọi Là Khóa Gene

Trong môn đúc gà chúng ta có một khái niệm là trùng huyết hay còn gọi là khóa gene.

Để đúc được một gà chọi hay chúng ta có nhiều cách khác nhau. Tất nhiên cũng có ngoại lệ khi mà các cặp tiên khởi ban đầu tốt( gà thuần chủng) và người ta làm thuần bằng cách trùng huyết trên 5 đời mà ra gà vẫn tốt, kiểm tra độ bền, lối đánh đòn tốt... nhưng mình chắc chắn rằng 99% ở VN mình thì không làm được điều đó vì gà giống không thuần.

Mọi người quan tâm về trùng huyết thì ắt hẳn đã đọc những tài liệu trên các diễn đàn khác của các sư kê lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm ở trên trang ganoi cũng như vài trang web khác phải không?

Nhưng đa phần đều đang rất hoang mang và chưa hiểu rõ nó như thế nào, dùng để làm gì vào lúc nào thì sử dụng cách này cho có hiệu quả và tỉ lệ thành công cao đúng không?

Như trên các diễn đàn thì đại loại chúng ta có được thông tin là " "

Thường thì các bạn nhập môn bộ môn đúc theo kiểu cận huyết, trùng huyết sẽ rất khó để hình dung ra, và cứ thế về nhà đem đúc thử tùm lum rồi thấy vài con dị dạng, ốm yếu là sẽ phán không thể đúc được, đúc vậy toàn ra gà thịt không chơi được. Các bạn nói vậy cũng đúng không sai nhưng đó là chưa hiểu sâu và hiểu sai bản chất cũng như mục đích ban đầu của phương pháp này.

Trong con gà trống bố, mẹ đều có những gen trội, gen lặn và nó tốt hoặc không tốt. Đối với gen trội thì đơn giản rồi nếu nó tốt biểu hiện ran gay kiểu hình bên ngoài, lối đá, màu lông... còn gen lặn đồng hành song song nhưng nó lại không thể hiện ra mà chỉ khi nào 2 gen lặn của tính trạng đó gặp nhau nó mới biểu hiện ra ngoài( ví dụ mình vừa đúc 1 cặp bố mào sít, mẹ mào sít ra con trống con mào dâu, như vậy gene mào dâu nằm ở cả con trống và con mái nhưng lặn so vs mào s 37;t vậy nên không biểu hiện ra ở bố mẹ nhưng đến đời con có 1 con nó có cặp gene lặn này nên biểu hiện ra ngoài)

Vậy nên trong đàn gà của bạn dù con hay cũng như con dở cũng đều có các gen lặn tốt hoặc không tốt mà chẳng qua bạn không nhìn thấy. Nói vậy có nghĩa con gà có cặp gene lặn gặp nhau thì mới biểu hiện ra được còn nếu nó đi kèm gene trội thì sẽ bị gene trội lấn áp hết.

Như vậy khi ta sử dụng phương pháp trùng huyết là dùng hai con gà cùng đàn đúc lại với nhau tỉ lệ các gene lặn ở cùng một tính trạng sẽ gặp nhau là rất cao vậy nên sẽ có hiện tượng gà dị dạng, yếu kém phát triển chậm do các gene này gặp nhau và biểu hiện ra kiểu hình. Nhưng đồng thời cũng có những con gà không có tổ hợp đó và bên trong nó phần đa là gene trội tốt và lặn tốt đây chính là những con gà cần giữ lại để tiếp tục lai tạo.

Tỷ lệ gà đạt và chọn lại được ở phương pháp này mình không có ước lượng được vì mình dùng trùng huyết sau khi cận huyết làm thuần lọc bỏ gene xấu giữ lại gene mong muốn, ở cận huyết làm thuần dòng gà thì thế hệ lai f2 cận huyện bố -con hoặc mẹ -con khoảng 20-25% nếu gà của bạn tương đối thuần và tốt. ( mình sẽ viết cách làm thuần và cách mình theo đuổi ở bài tới)

: Cứ thấy trong đàn có con xuất sắc đi C1 là ae nghĩ đến đúc trùng huyết để khóa gene. Trường hợp này là thích thì mình cứ làm thôi hên thì được mà xui thì thôi cũng chỉ mất 1-2 đàn không sao cả.

: gà đã và đang được làm thuần theo ý đồ mục đích của người lai tạo như vậy gà bố mẹ thuần nhiều đưa vào trùng huyết sẽ có tỉ lệ thành công rất cao vì do đã lai tạo có định hướng và lọc bỏ gene xấu giữ lại gene tốt.

: con mái + trống đúc ban đầu có thuần nhiều hay không? Nếu thuần nhiều thì khi đúc ra đàn gà con sẽ tương đối đồng đều về màu sắc, màu chân lối đánh... bạn xét ngay trên đàn gà mà bạn có con gà xuất sắc cũng thấy được phần nào. Nếu thấy ổn rồi thì bạn có thể thử đúc con trông xuất sắc đó với mái cùng đàn để khóa gene. Trong trường hợp này các gene trội, lặn sẽ gặp lại nhau rất nhiều vì trùng bộ gene mà. Vậy nên khi các gene lặn mà tính tr&# 7841;ng xấu gặp nhau nó sẽ thể hiện ra kiểu hình như : khèo chân, vẹo mỏ, gà ốm yếu phát triển trậm, thể hình không cân đối, hay bệnh tật do sức đề kháng kém. Nhiều bạn đúc đến đây thấy đàn có 10 con mà vài con khèo, mấy con chậm lớn là sợ bỏ ngay. Nhưng các bạn yên tâm, đó là điều chắc chắn sảy ra và đó là những cá thể bị loại bỏ, còn những con gà đẹp nhiều bạn lại đem ra vần thấy hay, lối tốt, chân đòn tốt lại đem đi đá và thua do chạy ngang. Như vậy là bạn đang hiểu sai vấn đề, ở đây trùng huyết để ae lấy bộ gen gà giống tốt chứ k dùng để đi thi đấu. Bởi vì bộ gene này đang bị thu hẹp do trùng lặp lại vậy nên thường thì độ bền, sức khỏe để đi thi đấu sẽ kém hơn.

: các bác trọn lọc có khắt khe và đúng không? Trong hàng chục đến hai chục con thì chỉ chọn được 1-2 con để làm giống tiếp thôi. Trong đàn gà mà bạn đúc ra có 1 con xuất sắc đi C1 thì phải note ra hết các tính trạng của nó về màu sắc, đòn lối, chân vảy... từ đó chọn lọc trong đàn gà trùng huyết những con gà có đặc điểm như trên để tiếp tục trùng huyết với nhau, đến đời thứ 3 có khi bạn phải đúc vài chục con mới ra được con gà mong muốn ( tức là vài đàn) thường thì các bước khóa gene vs làm thuần sẽ dừng lại ở đây nếu như gà bố mẹ ban đầu chưa đủ tốt và không thuần nhiều.

Còn nếu các bạn chọn sai và đi sai hướng, ví dụ con gà hay ba đầu của bạn là gà ôm đấm, bấu đấm ra đè mé thì đá lỗ tai. Nhưng khi bạn chọn lọc cũng đc con trống phát triển tốt khung xương đẹp nhưng nó lại thiếu mất đòn bấu đấm những đòn mé mang tai vẫn ngon và bạn chọn để gây tiếp thì sau này gà con sẽ ra thường thôi và không được như con mình mong muốn.

Đối với mái thì khó hơn, vừa chọn hết các đặc tính trên bạn còn phải thử con trống đã trọn được vs 2-3 con mái sau đó đánh giá ở đàn con của nó nữa chứ k chỉ đánh giá ở sự phát triển, khung bệ và đòn đánh của con mái.

Next Post Previous Post